Monday, December 26, 2022

  




                                  Nhận được tin buồn :
                                                                        Cựu Trung Tá CAO VĂN CHƠN 
                                                                                           Cựu TNCT 
                                                                               Đã tạ thế ngày 16/12/2022
                                                            Linh cửu hiện quàn tại Peek Family (Phòng số 2)
                                                       Lễ an táng sẽ cử hành ngày 27/12/2022 vào lúc 02.00pm
                                         Các thành viên Khu Hội Cựu TNCT Nam Cali. nếu đến thăm viếng xin 
                                         có mặt lúc 10.00am.

                                                              T.M Ban Chấp Hành KH/CTNCT/Nam CA

                                                                                              Chủ Tịch 
                                                                                     Nguyễn Hữu Thắng

                                                      

Monday, December 19, 2022

CỰU ĐẠI ÚY NGUYỄN HỮU CẦU ĐÃ QUA ĐỜI

Ông Nguyễn Hữu Cầu (1947-2022) mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa với lon Đại Úy vài ngày sau khi được thả ra khỏi nhà tù vào năm 2014. Ông đã bị giam tổng cộng 37 năm tù, phần lớn vì tội tố cáo các cán bộ cộng sản đã hãm hiếp các nữ thuyền nhân năm 1981. (Creative Commons)

  Ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng Sản Việt Nam cầm tù 37 năm, vừa qua đời tại quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng thọ 75 tuổi. Nguồn tin của báo Dân Việt hôm thứ Hai, 19 tháng 12, không ghi rõ ông Cầu mất ngày nào.

Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1947, từng là cựu đại úy Chủ Lực Quân, xuất thân khóa 6/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, ra trường về phục vụ tại Tiểu Khu Quảng Nam, thuộc vùng 1 chiến thuật - quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Ông Cầu bị bắt làm tù binh sau khi vùng 1 chiến thuật thất thủ vào đầu tháng Tư, 1975. Sau ngày 30 tháng 4, 1975 khi miền Nam sụp đổ, ông bị chuyển từ tù binh sang tù học tập cải tạo. Đến cuối năm 1980, sau hơn 5 năm bị tù cải tạo, ông được thả về nhà lần đầu.

Sau đó, vì làm đơn tố giác hai cán bộ đảng viên của tỉnh Kiên Giang hãm hiếp một số nữ thuyền nhân, ông bị đưa ra xét xử vào năm 1983 và bị kết án tử hình với tội danh “Chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam.” Khi đó “bằng chứng” được đưa ra trong tòa là những bài thơ và ca khúc do ông sáng tác.

Sau khi xử phúc thẩm năm 1985, bản án được giảm xuống thành tù chung thân đày biệt giam ở khu tù chính trị biệt giam, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Trải qua nhiều năm bị giam cầm, ông luôn giữ vững lập trường, cương quyết không nhận tội, không xin ân xá trước một bản án mà ông cho là vô lý.

Sau chuyến thăm tù lần đầu tiên được biết mặt ông nội của mình vào năm 2013, cháu gái Trần Phan Yến Nhi, 14 tuổi, đã viết thư gởi Ủy Ban Theo Dõi Nhân Quyền Quốc Tế (Human Rights Watch), lên tiếng kêu cứu và xin thế thân đi tù thay cho ông nội.

Dưới áp lực của Ủy Ban Theo Dõi Nhân Quyền, báo chí quốc tế, và do sức khỏe của ông ngày càng suy giảm: tim yếu, tai gần như điếc, một mắt bị mù lòa không còn thị lực, cuối cùng ông đã được nhà cầm quyền trả về nhà vào 9 giờ tối ngày 21/3/2014. Ông đã ở tù tổng cộng 37 năm trong nhà giam của chế độ cộng sản.

Trong thời gian ở tù, ông cải sang đạo Công Giáo vào năm 1986. Người rửa tội cho ông là linh mục Nguyễn Công Đoan trong cùng trại cải tạo.

Ngoài tội danh chống phá, bản cáo trạng trong phiên tòa xét xử ông, dựa vào bài “Giọt Nước Mắt Chúa” do ông sáng tác, viết rằng: “Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát Giọt Nước Mắt Chúa với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Mỹ, tên Cầu đã ví đế quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn.”  

Tại sao bị tù 37 năm?  

Trên trang Facebook cá nhân, Văn Toàn và Ngoc Nhi Nguyen từng viết vào năm 2016, dựa theo “Chuyện do chú nhà văn Võ Văn Tạo, bạn của chú Cầu kể lại” như sau:

“Tại sao Đại úy Nguyễn Hữu Cầu bị tù đến hơn 37 năm?

“Ông Nguyễn Hữu Cầu , sanh năm 1947 tại Kiên Giang , vốn là một đại úy trong QLVNCH. Sau năm 1975, ông bị đi đưa học tập cải tạo, có nghĩa là đưa đi tù trong 5 năm .

“Ra tù, ông Cầu trở về quê hương mới được mấy tháng thì ông chứng kiến hai cô gái miền Tây đi vượt biên bị bắt, bị công an và đám Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang hãm hiếp.

“Lúc chúng thả hai cô ra , máu còn chảy ướt đũng quần. Hai cô gái đau đớn nghẹn ngào khóc ngất bên đường thì gặp ông Cầu. Nghe câu chuyện thương tâm, ông phẫn nộ liền viết đơn tố cáo tội ác của đám quan chức địa phương CS .

“Vào năm 1981, VN chưa mở cửa, miền Nam còn chìm đắm trong sự khủng bố và hành hạ của CS, với chính sách kỳ thị coi người dân miền Nam như nô lệ, như súc vật muốn bắt là bắt muốn hiếp là hiếp để gieo rắc sự sợ hãi tận cùng, hòng dễ bề cai trị.

“Vì vậy khi ông Cầu dám tố cáo Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang và kiện cả Viện trưởng Viện Kiểm Sát đã ăn hối lộ giấu nhẹm vụ hãm hiếp hai cô gái này, thì ông bị bắt, bị kết tội chống phá nhà cầm quyền CS và bị kết án tử hình.

“Người mẹ già của ông Cầu chạy ngược chạy xuôi kháng án, cuối cùng được giảm từ tử hình xuống chung thân. Vào tù, cứ cách vài năm thì quản giáo lại dụ ông nhận tội, nói rằng ông nhận thì sẽ thả sớm. Nhưng ông Nguyễn Hữu Cầu cương quyết không nhận, nói rằng “tôi tố cáo tội ác đó là đúng.”

“Cứ thế mà bị giam đến 37 năm.

“CS luôn miệng lên án Mỹ Ngụy độc ác trong chiến tranh, vậy còn tội ác tày trời của CSVN đối với người dân trong thời bình, như câu chuyện của ông Cầu, thì sao? Ai chịu trách nhiệm? Ai xin lỗi? Ai đền bù?”

Friday, December 9, 2022

VIỆT NAM MAY MẮN HƠN UKRAINE ?

Trẻ em thắp nến tưởng niệm hàng triệu nạn nhân đã chết trong nạn đói 1932-33 Holodomor tại Ukraine, tại thành phố Lviv, ngày 26 tháng 11, 2022. (Yuriy Dyachyshyn/ AFP via Getty Images)

 

Bài NGÔ NHÂN DỤNG

Mỗi năm, đến tuần lễ thứ tư tháng Mười Một, ngày thứ Bảy, dân Ukraine lại thắp nến đặt trên bờ cửa sổ. Nghi lễ này bắt đầu từ năm 1991 khi Ukraine tách ra khỏi Liên Bang Xô Viết. Mục đích là tưởng niệm những nạn nhân chết đói trong những năm 1932, 1933 do chính sách bóc lột của Stalin gây ra.

Năm nay, Bộ Ngoại Giao Ukraine nhân dịp này đã tố cáo chính phủ Nga đang tái diễn tội ác thời Xô Viết: “Cuộc chiến xâm lăng diệt chủng hiện nay cũng nhằm những mục tiêu như thời 1932-1933: Tiêu diệt dân tộc Ukraine!”

Theo Tổng Thống Volodymyr Zelensky, “Vladimir Putin đang dùng nạn đói như một vũ khí tấn công Ukraine” khi phóng các hỏa tiễn vào các khu dân cư, đánh phá hạ tầng cơ sở, hệ thống giao thông và các nhà máy điện trong khi mùa Đông đang tới; cho dân Ukraine chết đói chết rét như thời Stalin.

Zelensky cho biết 17 quốc gia trên thế giới đã công nhận nạn đói 1932-1933 do Stalin gây ra tại Ukraine là một “tội diệt chủng” (genocide), như người Ukraine gọi tên tai họa này là “Holodomor.”

“Holodomor,” trong ngôn ngữ Ukraine ghép hai chữ holod, nghĩa là nạn đói, và mor, là cơn đại dịch. Tên gọi này chỉ được dùng sau khi Liên Xô theo chính sách Cởi Mở (glasnost) thời Gorbachev nới lỏng quyền tự do phát biểu. Năm 1987, Bí Thư Thứ Nhất Đảng Cộng Sản Ukraine đã dùng chữ Holodomor lần đầu, trong bài diễn văn kỷ niệm 70 năm sau Cách Mạng 1917. Năm sau, Oleksiy Musiyenko, trong hội nhà văn Ukraine lập lại, từ đó ai cũng dùng theo. Người Ukraine dùng động từ moryty (морити) với nghĩa là đầu độc, là tra tấn hay làm cho kiệt quệ. Từ Holodomor được phổ biến rộng rãi khắp thế giới; tháng Hai năm 2021 một vở kịch mang tên Holodomor đã được trình diễn ở Tehran, thủ đô Iran.

Năm 1932, Joseph Stalin hoàn tất chương trình “tập thể hóa nông nghiệp” trong Ukraine, cũng như các nước Cộng Hòa khác. Ukraine là nước sản xuất nhiều lúa mì nhất trong Liên Bang Xô Viết, cho nên bị đặt chỉ tiêu phải đóng góp nhiều nhất. Stalin tin rằng các nông trường tập thể phải sản xuất nhiều hơn thời kỳ tư nhân canh tác, không ai dám nói sự thật rằng số nông sản đã tụt giảm. Tháng 11, Stalin ra lệnh trưng thu tất cả lúa mì, kể cả hàng trăm ngàn tấn thóc để giành làm hạt giống cho năm sau, vì ông ta nghi ngờ nông dân thế nào cũng cất giấu. Mùa Đông tới, mỗi ngày có 28,000 người dân Ukraine chết đói, xác nằm ngay trên lề đường tại các thành phố Kyiv, Kharkov.

Các sử gia ước tính tổng cộng từ 3.5 triệu đến 5 triệu người Ukraine đã chết đói. Nhiều người còn cho rằng Stalin đã “hoạch toán,” biết trước nạn đói xảy ra nhưng cứ thi hành với mục đích tiêu diệt phong trào đòi độc lập của dân Ukraine. Sử gia Timothy Snyder, Đại học Yale, nói với bản tin Reuters ngày 26 tháng 11, 2022, gọi đó là một “âm mưu giết người tập thể.”

So sánh với Ukraine thì số phận dân Việt Nam còn may mắn hơn nhiều. Cùng theo chế độ Marx Lenin nhưng Việt Nam không bị Cộng Sản Trung Quốc trực tiếp cai trị, nhờ có Liên Xô đứng cản trở.

Tuy nhiên Trung Cộng cũng gián tiếp gây ra nạn đói và chết chóc ở nước ta. Các cố vấn Trung Cộng chỉ huy cuộc Cải Cách Ruộng Đất giết hại hàng trăm ngàn người, kể cả những người từng ủng hộ Việt Cộng. Sau năm 1975, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Cộng để liên kết với Liên Xô; nhưng vẫn “học tập Mao Chủ tịch” với một kế hoạch “tập thể hóa nông nghiệp” phỏng theo Công Xã Nhân Dân của Mao Trạch Đông. Duẩn bắt đầu thi hành chính sách này, lấy “quê hương cách mạng” ở miền Bắc Trung phần làm thí điểm. Đó là nơi Cộng Sản Việt Nam đã thí nghiệm tổ chức Xô Viết Nghệ Tĩnh thời 1930. Năm 1978, dân nhiều làng ven núi ở Thanh Hóa, Nghệ An được lệnh xóa bỏ các ngôi nhà ở để tăng số đất canh tác. Thanh niên, học sinh được huy động đi phá nhà đồng bào, đem giường, chiếu, nồi niêu soong chảo lên sườn đồi, dựng chòi làm chỗ ở. Kết quả là nhiều người bắt đầu phải nhịn đói.

May mắn cho dân Việt Nam là khi Trung Cộng xua quân đánh vào các tỉnh biên giới, Lê Duẩn phải ngưng thúc đẩy kế hoạch “tập thể hóa.” Các cán bộ địa phương, nhìn tận mắt thấy những hậu quả thảm khốc, nhân cơ hội Bộ Chính Trị bận lo đối phó cuộc chiến tranh biên giới, đã từ từ ngưng thi hành rồi cho cả kế hoạch “Mao ít hơn Mao” này chìm xuồng! Nếu còn tiếp tục, chỉ trong một vài năm không biết nạn đói sẽ giết bao nhiêu người! Chiến dịch “dạy cho Việt Cộng một bài học” của Đặng Tiểu Bình đã vô tình cứu sống hàng trăm ngàn người Việt thoát nạn chết đói.

Nhưng Việt Nam chỉ may mắn hơn Ukraine trong một vụ thoát chết đói đó thôi. Năm 1991 Ukraine may mắn hơn Việt Nam vì đã thoát khỏi chế độ cộng sản khi Liên Xô tan rã. Đế quốc Trung Cộng chưa tan, thì Việt Nam còn phải chờ lâu! Hiện nay thì người Việt lại thấy mình may mắn hơn vì không bị lâm vào cảnh chiến tranh!

Mỗi dân tộc sống với cái “nghiệp” của mình, nhưng người Việt vẫn thích so sánh. Thí dụ, một vị giáo sư Đại Học Bách Khoa tôi mới gặp trong Mùa Hè vừa qua. Ông giáo sư này đã đi công tác ở nhiều nước, từ Nga tới Mỹ, nên tôi có dịp ngồi cùng bàn ăn với ông. Tôi không muốn nói rõ trường Bách Khoa nào, vì chắc cũng không khác gì nhau.

Có lúc câu chuyện nói đến chiến tranh Ukraine, ông giáo sư kể lại rằng ngày xưa khi đến Ukraine ông khâm phục vô cùng. Ở Kyiv, ông thấy những cao ốc nhiều tầng không thua kém gì Moscow hay New York. Nhưng, bây giờ thì ông thấy nước Ukraine cũng thường, chẳng hơn gì nước mình. Bởi vì, các thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng cũng đầy rẫy nhà trọc trời!

Sau khi nghe lời ông giáo sư nói, tôi đã hỏi ông một chuyện thời sự. Ông có biết quân Ukraine mới đánh chìm chiếc tàu chiến mang tên Mátx Cơ Va (Moskva) hay không? Ông biết chứ, soái hạm Moskva của hạm đội Hắc Hải bị đánh đắm ngày 14 tháng Tư năm 2022.

Đó là chiếc soái hạm đầu tiên của đế quốc Nga bị đánh chìm kể từ trận hải chiến Nga-Nhật ở eo biển Đối Mã năm 1905.

Ông có biết quân Ukraine đã dùng hai chiếc hỏa tiễn Neptune R-360 bắn trúng Moskva hay không? Sau khi ông giáo sư gật đầu, tôi nói thêm: con tàu chiến Moskva đã được chế tạo từ thời còn Liên Bang Xô Viết, ở thành phố Mykolaiv thuộc nước Ukraine, trên bờ sông Bug chảy ra Hắc Hải. Những hỏa tiễn Neptune cũng do người Ukraine sáng chế.

Người Ukraine chế tạo được những chiếc tàu thủy lớn như thế, những hỏa tiễn mạnh như thế. Nước Việt Nam mình có làm được hay không? Mấy năm trước, công ty Sam Sung của Đại Hàn, đang lắp ráp các điện thoại ở nước ta, đã đề nghị Việt Nam cung cấp một thứ đinh ốc để lấy tiếng có dự phần sản xuất. Không có xí nghiệp nào ở nước ta sẵn sàng để làm thứ đinh ốc đó. Nào, mời chư vị quân tử, xin lỗi, mời các đồng chí, chúng ta cùng nâng ly!

(Nguồn: VOA Blog)

Saturday, November 5, 2022

Friday, November 4, 2022

BNG : MƯU KẾ CỦA MỸ LẬT ĐỔ CHÍNH PHỦ NGÔ ĐÌNH DIỆM 1963 «VN.63 #1»

 

Henri de Turenne 

Vietnam-Ngo Dinh Nhu:" l'affaire bouddhiste et l'affaire des étudiants ont été montées de toutes pieces et répercutées de facon orchestrée et puissante pour intoxiquer l'opinion interieure comme l'opinion internationale contre le gouvernement du Sud Vietnam parce que ce gouvernement combat le communisme et parce qu'il refuse d'être un gouvernement puppet".1963 French TV.

 Lodge hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đào Văn

Cali Today News – Bài viết trước theo Tướng Westmoreland:”… tôi không bao giờ được quyền đế cắt đứt con đường này (HCM) dù chúng tôi dư sức làm điều đó, vì con đường này là mạch sống của địch quân và việc cắt đứt con đường này sẽ giảm thiểu các chiến lược của chúng tôi rất nhiều”.«Calitoday  27.8.2022» . Vậy mục tiêu CHIẾN LƯỢC của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là gì? Để trả lời, loạt bài này , người viết sẽ dựa vào các tài liệu  liên quan đến chiến tranh Việt Nam đã được  Văn khố Quốc gia giải mật (NARA)   thuộc chính phủ Kennedy, phổ biến trên thư viện online của BNG/FRUS, cộng với tài liệu của cơ quan CIA giải mật và phổ biến từ năm 2015 -2019 liên quan đến cuộc chiến Việt Nam để rộng đường dư luận.

✱ TBT đảng Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ

Trong cuộc chiến vừa qua, quân và dân miền Nam Việt Nam không thua  vì thiếu tinh thần và  khả năng chiến đấu, mà thua vì  Mỹ  đã dùng chiến tranh Việt nam để chia rẽ khối cộng sản, theo Asian Affairs: ” làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng” “Trong suốt thập niên 1960, sự cay đắng của mối thù Trung-Xô không có khả năng hòa giải đã sớm là yếu tố quan trọng khiến cho Hoa Kỳ quyết định can thiệp quân sự vào Việt Nam – the bitterness of the Sino-Soviet feud and the unlikelihood of early reconciliation constituted an important factor in the US decision to intervene militarily in Vietnam”.Asian Affairs: An American Review,Volume 6, 1978Vietnam and the Sino-Soviet Rival.

Vì vậy nhằm  thực hiện mục tiêu ” chiến lược ”  để chống Liên Xô, Mỹ đã viện nhiều lý do để lật đổ  nền Đệ Nhất VNCH (1963)  để hoàn thành mục tiêu… vì Ông “ Diem said he wanted no U. S. combat troops for any mission.«Calitoday  27.9.2022».  Và 12 năm sau, 1975 nền đệ Nhị VNCH bị hy sinh cũng vì mục tiêu ” làm rạn nứt quan hệ giữa Liên Xô và Trung Cộng”…

Năm 1960, tại đại hội đảng lần thứ 81 tại Moscow, theo tổ chức Marxists Org, TBT đảng Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ, đồng thời thông báo ” Một phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào -A national-democratic movement, directed against the U.S. imperialists and their flunkeys, is developing in South Vietnam and Laos” .  Tuyên bố của TBT Khrushchev 1960, phổ biến trên Marxists Org: Statement Of 81 Communist And Workers Parties Meeting In Moscow, Ussr 1960   – Sau đó tại Việt Nam, Mặt Trận DTGPMNVN ra đời vào ngày 20.12.1960.

  Mỹ dùng miền Nam Việt Nam thay vì Lào làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Á

Theo BNG – Cũng trong năm 1961, về chính sách đối ngoại của TT Kennedy: “Vào tháng 6 năm 1961 tại Hội nghị thượng đỉnh Vienna với Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev, Kennedy không chuẩn bị trước và dường như bị lép vế.  Tiếp theo, các tuyên bố  cứng rắn của Kennedy về Liên Xô ở Berlin không cải thiện được tình hình — Ngược lại  Liên Xô đã  cho xây dựng Bức tường Berlin. Cuối cùng, quyết định của ông không vạch ra đường lối chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Lào, như Chính quyền Eisenhower đã thúc giục, trái lại dùng miền Nam Việt Nam làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Á – Finally, his decision not to draw the line against communism in Laos, as the Eisenhower Administration had urged, left South Vietnam as the place to fight communism in Asia”. Theo BNG History State Gov: Kennedy’s Foreign Policy

Mỹ ngừng không  gây áp lực đối với Diệm  về việc thi hành CIP từ tháng 5 năm 1961.

Năm 1961 về phía Mỹ, nhằm chống lại Liên xô qua chiến tranh giải phóng,  ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1.1961, TT Kennedy phát động chiến tranh chống nổi dậy, chống giải phóng qua chính sách  mang tên – Counter Insurgency Progam / CIP , nhưng để thi hành CIP, Mỹ muốn mang quân đội Mỹ đến trực tiếp tham chiến tại Việt Nam – Theo NARA – Chính phủ  Đê I VNCH từ chối không cho quân đội Mỹ vào tham chiến tại Việt Nam «Calitoday 27.8.2022».  

Theo tài liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được phổ biến trên NARA online. Từ tháng 5.1961 đến tháng 11.1963, tức khoảng thời gian 30 tháng  TT Diệm không chấp nhận thi hành chương trình CIP do Mỹ đề xướng, vì  trong đó buộc phải chấp thuận cho quân đội Mỹ vào Việt Nam tham gia cuộc chiến -“When Diem  talked  of  his  worries  about  U.S . policy  in  Laos, Johnson, obviously acting  on  instructions, raised  the  possibility of  stationing  American  troops in Vietnam  or  of  a  bilateral  treaty. But  Diem  wanted  neither  at  that  time”.  Vì thế ” Các cuộc đàm phán với Diệm (về CIP) đã kết thúc vào tháng 5 (1961), không phải vì vấn đề đã được giải quyết, mà vì Mỹ quyết định ngừng một thời gian  không  gây áp lực đối với Diệm – Negotiations  with  Diem came to an end  in May, (1961) not  because  the  issues had  been  resolved,  but  because  the  U. S  decided  to  forget trying  to  pressure Diem  for  a  while”.  Và vì vậy tổng thống ” Kennedy không còn có cơ hội để xem xét lại quyết định của mình về việc gửi quân đội tham chiến”–  Kennedy never had occasion to reconsider his decision on combat troops (Theo NARA trang 5/197)- và không có lý do để xem xét lời khuyên của Galbraith về việc loại bỏ Diệm cho đến cuối năm 1963 – and no  urgent reason to consider Galbraith’s advice on getting rid of Diem  until late 1963″ – Theo NARA- Pentagon-Papers-Part-IV-B-1, trang 10/197: …getting rid of Diem  until late 1963.pdf.

 France TV/NĐ Nhu: Ông Diệm  từ chối làm chính phủ  bù nhìn

Theo phim tài liệu có tên “ Histoire du Vietnam Henri de Turenne” của Pháp – Vào tháng 10.1963, trên truyền hình Pháp ông Ngô Đình Nhu lên tiếng cáo buộc Mỹ “dàn dựng” (de facon orchestrée) nhằm  tạo ra  “lý do”  để chống chính quyền Ngô Đình Diệm: ” Vụ Phật giáo và vụ sinh viên bị thổi phồng đã được  dàn dựng (de facon orchestrée) và loan truyền rộng rãi để đầu độc dư luận trong nước và quốc tế nhằm chống lại chính phủ miền Nam Việt Nam, …  vì Ông ta  từ chối làm chính phủ  bù nhìn (et parce qu’il refuse d’être un gouvernement puppet” ) . Kèm trích đoạn phim tài liệu TV Pháp phỏng vấn ông NĐ.Nhu: …refuse d’être un gouvernement puppe .

Trong quá khứ báo chí Việt Nam đã bàn nhiều đến vấn đề “hòa giải Nam – Bắc 1963”, phần sau người viết tóm lược tài liệu từ phía Mỹ. Gồm tài liệu của Hội Đồng An Ninh quốc gia, NARA giải  mật được phổ biến trên thư viện online  của Bộ Ngoại Giao/ FRUS, và  tài liệu của cơ quan CIA giải mật công bố năm 2016 về sự kiện này, nhưng trước hết xin lược qua tài liệu của cơ quan CIA và báo chí tiếng Việt liên quan đến tiêu đề.

Ông Ngô Đình Nhu bí mật gặp  ông Phạm Hùng ở khu rừng Tánh Linh

Theo trang web Việt Thục Ông Cao Xuân Vỹ kể Việc Ông Ngô Đình Nhu Bí Mật Gặp Ông Phạm Hùng Ở Khu Rừng Tánh Linh, Bình Tuy

Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?

Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…

Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:

– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do
– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.

Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?

Đáp: Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh”.[1]CIA: Ông Nhu muốn giảm số lượng cố vấn Mỹ tại Việt Nam (3.1963)
Theo bản văn trên thư viện online của CIA thiết lập ngày 11 tháng 3 năm 1963, và phổ biến trên thư viện online CIA ngày 14.12.2016.

“Tư tưởng chống Mỹ của Ngô Đình Nhu, em  trai Tổng thống Diệm và là cố vấn chính trị của Tổng thống Diệm, trở nên sắc bén.

   Gần đây, Nhu được cho là đã tuyên bố rằng quân đội Nam Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng bởi các cố vấn Mỹ và chủ yếu là thực  hiện chính sách của Mỹ-South Vietnam’s army has come increasingly under the influence of American advisers and is carrying out primarily American policy..”[ Bị xóa 1 dòng ] vì số lượng lớn người Mỹ ở miền Nam Việt Nam và đất nước lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ-and the country’s dependence on American aid đã tạo cho Cộng sản một lợi thế tuyên truyền-provided the Communists a propaganda advantage, cho nên tất cả những người Mỹ không cần thiết phải được rút đi -all Americans not absolutely essential should be withdrawn.

Nhu  thường xuyên nhắc lại những lời chỉ trích gay gắt  chính phủ, đặc biệt là từ  phía báo chí Mỹ. Ông ta và có thể cả Diệm, vẫn nghi ngờ rằng người Mỹ đã tham gia  vào âm mưu đảo chính năm 1960-He, and possibly Diem as well, still suspect that Americans were involved in the 1960 coup attempt và  vào  vụ đánh bom dinh độc lập  năm 1962-and the 1962 palace bombing,  và rằng một số  quân đội chịu ảnh hưởng của Mỹ có thể một lần nữa  âm mưu  lật đổ chế độ hiện tại-and that an American influenced army may again attempt to oust the present regime..

Nhu được cho rằng  chính phủ Diệm nên đặt sức mạnh của mình vào các ấp chiến lược và các lực lượng  bán quân sự  – chẳng hạn như Thanh niên Cộng hòa có vũ trang mà Nhu đứng đầu – hơn là  dựa vào quân đội-such as the armed Republican Youth which Nhu heads-rather than on the army. [ bị xóa nhiều chữ] ông ta đang thúc đẩy các chính sách được hoạch định để đảm bảo cho mình một vị trí ưu thế cuối cùng.[bị xóa một số chữ] ” [2]

   CIA và giải pháp  “Nhu – Hồ” 1963 –The Possibility of a GVN Deal with North Vietnam, ( bản văn thiết lập ngày 26.09.1963 – chấp thuận cho công bố ngày 08.11.2004, phổ biến trên thư viện online ngày 16.12.2016)

. Chúng tôi đã nhận được một số báo cáo gần đây về  khả năng có sự thương thảo giữa Chính phủ Việt Nam với miền Bắc Việt Nam:

  1. Ủy viên ICC Ba Lan Manelli đã trình bày với Nhu về đề xuất  do Hồ Chí Minh đưa ra rằng Việt Cộng sẽ ngừng chiến- Polish ICC Commissioner Manelli has reportedly presented a Ho Chi Minh proposal to Nhu for a de facto cease-fire by the Viet Cong: Nhu được cho là đang nghiên cứu đề xuất này, tin rằng sự việc này có thể  sẽ tiến hành  trong vòng ba đến bốn tháng-Nhu is allegedly studying this proposal, believing that it might become relevant in three to four months..

b- [ 1-1/2  dòng bị xóa -chưa giải mật] đã nói với Đại sứ Lodge rằng Nhu luôn nghĩ đến việc đàm phán với miền Bắc và tự tin  rằng bản thân ông ta đủ khéo léo để đem lại  thành công–has told Ambassador Lodge that NHU has always thought of negotiating with the North and believes himself clever enough to bring it off..
 c- [ 1-1/2  dòng bị xóa ] đã cảnh báo các quan chức Mỹ tại Sài Gòn về các cuộc trò chuyện giữa Manelli và Nhu về giải pháp hòa giải với miền Bắc Việt Nam.

  1. Nhu đã thừa nhận với Trạm trưởng của chúng tôi ở Sài Gòn, rằng ông ta đã nói chuyện với Manelli, và ông  ta (Nhu) đã  từng tiếp xúc với các  cán bộ  Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam-and that he (Nhu) has been in contact for some time with Viet Cong agents in South Vietnam, và rằng mục đích của ông  ta không phải để thăm dò về một thỏa hiệp với Miền Bắc nhưng để thuyết phục những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ở Miền Nam xa rời chủ nghĩa Cộng sản.
  2. [bị xóa một số chữ ] Ông ta vẫn chưa sẵn sàng làm như vậy – về kênh đối thoại giữa Nhu-Hồ -He is not already doing so-as a Nhu-Ho communication link..
  3. Tổng thống de Gaulle đưa ra sáng kiến liên quan đến Việt Nam nơi có  quan hệ lịch sử lâu dài. Phía  Pháp quan tâm đến khả năng về  giải pháp “trung lập ” tại đây-French interest in a possible “neutralized” solution there.

. Mặc dù chúng tôi không cảm thấy có nguy cơ lớn về một giải pháp  nào đó của Chính phủ Việt Nam sắp xảy ra dưới một hình thức nào ðó với miền Bắc, nhýng chúng tôi tin  có  khả năng sẽ xảy ra một giải pháp  như vậy, vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần, vì vậy Hoa Kỳ  cần cảnh giác  và  quan tâm đặc biệt  to warrant special US watchfulness and concern. Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề không phải là việc Diệm hay Nhu “đầu quân ” cho Hồ, hoặc đầu hàng  nhằm đưa miền Nam  dưới  sự thống trị của cộng sản-or wittingly surrendering their country to communist domination.. Thay vào đó, mối nguy hiểm nằm ở chỗ Diệm và Nhu coi lợi ích riêng của họ là lợi ích của đất nước họ-Instead, the dangers lie in the fact that Diem and Nhu consider their own interests to be those of their country, và nghĩ rằng họ có thể  vận dụng thành công về  một giải pháp  chính trị với Hà Nội. Vì vậy, vào  một thời điểm nào đó, họ  sẽ  tìm cách thỏa hiệp với miền Bắc, vì họ tin rằng giải pháp hòa giải với những người cùng một  dân tộc vẫn tốt hơn là cúi đầu trước áp lực của ngoại bang (Mỹ)-they might at some juncture seek to work out a modus vivendi with the North, out of belief that a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures.

. Cơ hội mà Diệm và Nhu thực sự đi tìm kiếm một giải pháp hòa giải nào đó với miền Bắc có thể sẽ tăng lên nếu họ cảm thấy rằng các áp lực của Hoa Kỳ đã trở nên quyết liệt đến mức đẩy họ  vào góc tường-if they felt that US pressures had become so intense that they were backed into a corner. Một khi họ cảm thấy những lựa chọn thay thế duy nhất  là dấu chấm hết cho vị thế của họ, hoặc  phải chấp nhận một cách nhục nhã dưới  sự lấn át  của Hoa Kỳ trong đường hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, thời họ có thể sẽ chọn “mở đường ra phía Bắc.”- or humiliating acceptance of a much greater US voice in the political direction of South Vietnam, they might opt for an “opening to the North.” Thành công của họ trong việc thực hiện một thỏa hiệp như vậy phần lớn sẽ phụ thuộc vào phương pháp và thời gian của họ. Nếu  biết rằng Diệm và Nhu thực sự có ý định tìm kiếm một giải pháp nào đó với miền Bắc-If it became known that Diem and Nhu seriously intended to seek an accommodation with the North. điều này có thể dẫn đến cuộc  đảo chính của một số nhà lãnh đạo quân sự Nam Việt Nam-this might well precipitate a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders. Tuy nhiên, nếu Diệm và Nhu có thể chứng tỏ rằng các thỏa hiệp của họ với miền Bắc là nhằm phục vụ lợi ích của Nam Việt Nam, và không gây nguy hiểm cho các lợi ích của Nam Việt Nam, thì họ có thể thành công-However, if Diem and Nhu were able to make it appear that their dealings with the North were intended to serve, and not endanger, South Vietnamese interests, they might then succeed. Trong bất kỳ trường hợp nào, có thể có sự hưởng ứng đáng kể từ phía quần chúng đối với “giải pháp” Bắc-Nam,  một khi  tình hình quân sự và chính trị giảm sút mạnh mẽ so với mức hiện tại. there might be considerable public acquiescence in a North-South “solution” in the event that the military and political situations had declined sharply from present levels.” [3]

CIA Về khả năng hai miền Nam-Bắc hòa giải ( bản văn thiết lập ngày 26.09.1963 – chấp thuận cho công bố ngày 08.11.2004, phổ biến trên thư viện online ngày 16.12.2016)

➊.Tóm tắt. Thông tin, tin đồn và cuộc phỏng vấn  của Joseph Alsop trên tờ Washington Post ngày 18 tháng 9, cho thấy  có dấu hiệu Chính phủ Việt Nam, VNDCCH và Pháp có thể đã tham gia vào  khả năng  tìm kiếm sự hợp tác giữa hai miền  Bắc-Nam. Nhiều cuộc thăm dò  cho thấy rất khó có khả năng về  sự thống nhất (hai miền) sắp xảy ra, nhưng các điều kiện thống nhất  giữa hai miền, phía Hà Nội  luôn đòi  hỏi sự qui thuận từ phía Chính phủ Việt Nam và  giao  miền Nam Việt Nam cho miền Bắc Cộng sản. Nên việc thống nhất  khó có khả năng thực hiện,  chúng tôi cho rằng phía Chính phủ Việt Nam hiện đang thực sự quan tâm đến một số  phương án kém quan trọng hơn-the GVN is now seriously interested in some form of rapprochement of lesser dimensions than reunification , như là việc  ngừng bắn tạm thời, ngừng bắn chính thức, hoặc một số biến thể của  việc trung lập hóa-de facto ceasefire, formal ceasefire, or some variant of neutralization. Tuy nhiên, hiện có dấu hiệu  gia đình họ Ngô    quan tâm   đến mối quan hệ hợp tác nên sự việc vẫn cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ. “…”

➋. Bài báo của Alsop. Dựa trên cơ sở thông tin có sẵn  về sự kiện do  Alsop nêu trên, về cơ bản có vẻ như  đúng, nhưng kết luận của anh ta nên được xem xét về những điều mà anh ta không đề cập đến.  Một chuỗi sự kiện có phần giống với một số sự kiện mà Alsop kể lại xảy ra vào năm ngoái: Vào tháng 3 năm 1962, Hồ Chí Minh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Wilfred Burchett rằng ông ta quan tâm đến một nền hòa bình, một  giải pháp cho vấn đề Việt Nam. (Cần lưu ý rằng chuyến thăm cuối cùng được xác nhận của Burchett tới miền Bắc Việt Nam xảy ra vào tháng 3 năm 1962. Do đó, có thể Alsop  đề cập đến chuyến thăm năm 1962. Không phải chuyến viếng thăm gần đây.) Vào tháng 9 năm 1962 [ bị xóa một số chữ], Hồ đã nói rằng ông ta đã chuẩn bị để mở rộng vòng tay hữu nghị với Diệm (“một người yêu nước”)-Ho had said he was prepared to extend the hand of friendship to Diem (“a patriot”) và rằng miền Bắc và miền Nam có thể bắt đầu một số bước hướng tới một thỏa thuận  giao thương giữa hai bên, bao gồm cả việc trao đổi các thành viên của gia đình bị ly tán- including an exchange of members of divided Families. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể trong phản ứng của Chính phủ Việt Nam đối với tình hình năm 1962 và diễn biến hiện tại. Mặc dù tin đồn về một số hình thức liên lạc giữa Nhu và Việt Cộng đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng tin tức  về  sự liên hệ như vậy  đã bị phủ nhận. Tuy nhiên, bây giờ Nhu thừa nhận việc  liên hệ với miền  Bắc và đã đưa ra những gợi ý công khai rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không nhất thiết từ chối xem xét các đề xuất  từ phía Hà Nội-Nhu acknowledges contacts with the North and has dropped transparent hints that the GVN would not necessarily refuse to consider overtures from Hanoi.

. Mặc dù không có tin đồn và sự suy đoán nào gần đây liên quan đến sự thương lượng  giữa VNDCCH và Chính phủ Việt Nam được nêu ra một cách chi tiết, chúng tôi tin rằng các yếu tố chính liên quan đến bất kỳ sự hòa giải  nào sẽ bao gồm các điểm sau:

  1. Ngô Đình Nhu. Nhu là một người đàn ông tài giỏi, sắc sảo và nhiều tham vọng, với sự quan tâm tuyệt đối trong việc duy trì quyền lực chính trị của mình và tất cả những gì cần thiết để thực hiện điều này. Ông ta có ác cảm sâu sắc với chế độ Hà Nội, được củng cố bởi thực tế là Việt Minh có thể đã tra tấn và giết chết người anh cả của ông ta. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn phù hợp với tính cách của Nhu và Diệm – để tìm kiếm một số phương án hầu dễ bề xoay sở  khi phải đối mặt với Hoa Kỳ để tránh khỏi  bị bó buộc giữa hai sự lựa chọn  không thể chấp nhận: hoặc là không  đầu hàng trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ -abject surrender to US demands hoặc mất tất cả quyền lực chính trị-or a loss of all political power. Chính trong bối cảnh này, có  khả năng họ Ngô sẽ thương thảo với miền Bắc -It is within this context that the likelihood of Ngo family dealings with North Vietnam should be assessed.  

Chúng tôi tin rằng nếu Nhu và Diệm cảm thấy họ  sớm phải đối mặt với những lựa chọn  mang tính cực đoan như vậy, hoặc họ có thể sẽ  lựa chọn  thực hiện một giải pháp  nào đó với Hà Nội. Diệm sẽ ít có khả năng chấp nhận thỏa hiệp với Hà Nội hơn so với em trai của mình, nhưng hoàn cảnh bây giờ đã thuận lợi hơn trước để Nhu theo đuổi về đường lối này. “…” Nhu không có khả năng coi việc thống nhất là  giải pháp thay thế có thể chấp nhận được-Nhu would not be likely to consider unification an acceptable alternative.  Tuy nhiên, nếu Nhà Ngô tiến hành tìm kiếm sự đồng thuận với VNDCCH qua các điều kiện ít  quan trọng hơn  là điều kiện  thống nhất (hai miền)-  ví dụ như về một lệnh ngừng bắn – họ có thể thực hiện nghiêm túc hơn là  đòi hỏi của VNDCCH  phải loại bỏ các lực lượng Hoa Kỳ.

  1. VNDCCH.Mặc dù những tiến bộ gần đây của miền Nam Việt Nam trong việc tiến hành cuộc chiến chống Việt Cộng đã khiến Hà Nội phải mở rộng thời gian biểu của mình, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy những người Cộng sản tự tin vào chiến thắng cuối cùng. Vì vậy, Hà Nội vẫn chưa  cảm thấy có bất kỳ áp lực nào trong việc t́m kiếm một thỏa hiệp với Chính phủ Việt Nam về  bất kỳ điều khoản nào ngoại trừ các điều kiện  của chính họ-Thus, Hanoi is not yet in a position where it feels any pressure to seek a rapprochement with the GVN on any but its own terms. Cho đến nay liên quan đến vấn đề thống nhất, các điều kiện tối thiểu của VNDCCH mà Hồ thường xuyên nêu ra – bao gồm việc chấm dứt và rút mọi hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia ở miền Nam Việt Nam gồm tất cả các thành phần chính trị, bao gồm cả Việt Cộng.  Những điều kiện này sẽ không thể chấp nhận được đối với Diệm và Nhu-These conditions would be patently unacceptable to Diem and Nhu.
     
  2. Người Pháp. Bất chấp những căng thẳng hiện nay trong quan hệ Pháp-Mỹ, khó có khả năng Pháp sẽ thay thế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam (ngay cả khi người Pháp cảm thấy có thể đưa ra một đề nghị như vậy, nhưng họ có thể là không). Trên thực tế, Pháp không có khả năng đưa ra bất kỳ đề nghị viện trợ nào đủ cơ bản và cụ thể để Nhu cảm thấy lạc quan về việc gạt Mỹ sang một bên-In fact, France is not likely to make any aid offer sufficiently substantial and concrete for Nhu to feel sanguine about casting the US aside và quay sang đàm phán với VNDCCH dưới sự hỗ trợ của Pháp-and turning toward negotiations with the DRV under an umbrella of French support. On the other”. “…”

“Một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Pháp đối với Trần Văn Hữu – một cựu thủ tướng bù nhìn của Pháp dưới thời Bảo Đại, hiện đang cư ngụ tại Paris, đang tích cực vận động một giải pháp trung lập cho miền Nam Việt Nam. Thái độ của Pháp đối với Việt Nam được tô điểm bởi sự mong muốn giành lại càng nhiều ảnh hưởng càng tốt ở Đông Dương, và bởi sự không hài lòng  khi thấy Mỹ chiếm ưu thế ở Nam Việt Nam và Lào.”…”

  1. Phản ứng  tại miền Nam Việt Nam. Ngay cả khi bản thân ông Nhu dù có đi  theo chiều hướng này, ông ta sẽ thấy việc “rao bán” một thỏa hiệp với Hà Nội cho  các thành phần lãnh đạo  của dân chúng Việt Nam là một vấn đề tế nhị và khó khăn. Trên thực tế, những khó khăn này dường như không thể vượt qua vào thời điểm hiện tại.  Nhu không thể mong đợi một cách hợp lý để thực hiện bất kỳ mối quan hệ hợp tác thực sự nào với miền Bắc mà không thông báo  ý định của mình cho các tướng lĩnh QLVNCH – và cộng đồng tình báo Hoa Kỳ.[ Bị xóa 3 dòng chưa giải mật] Tuy nhiên, không nên coi thường sự khôn ngoan và kỹ năng thao túng chính trị của Nhu, và nếu theo đuổi một chiến thuật như vậy, dù đúng hay sai,  ông ta có thể tin rằng ông ta có thể qua mặt ngay cả các đối thủ quân sự của mình, đặc biệt nếu ông ta có sự cam kết hỗ trợ từ phía người Pháp-particularly if he had some commitment of French assistance..

➍. Cảnh báo trước. Lập luận trên dựa vào sự giả định rằng Diệm và Nhu, mặc dù hoạt động dưới nhiều áp lực, về cơ bản vẫn hợp lý-The preceding argument is based on the assumption that Diem and Nhu, although operating under tremendous pressures, remain essentially rational.. Một số nhà quan sát, bao gồm cả Alsop, cảm thấy rằng cả hai anh em Nhà Ngô có thể không còn  hợp lý. Nếu trường hợp này xảy ra, khả năng Nhu nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp với Hà Nội phải được đánh giá cao hơn đáng kể so với các điều viết tại phần trên, vì những nhận định của Nhu  về lợi ích của đất nước ông ta, và mức độ  về  mối đe dọa của Cộng sản sẽ không còn phải cân nhắc, rằng có thực tế hay không nữa.  Ở một mức độ nào đó, điều tương tự cũng phải nói về ông Diệm – mặc dù ông ta có nhiều khả năng sẽ rút lui hoàn toàn khỏi chính trường (ví dụ, vào một tu viện) và để lại mọi quyết định chính trị cho em trai mình-and leave all political decisions to his brother.” [4]
Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách vùng Đông Á  đề xuất các biện pháp đối phó, và sau là phản ứng của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ về giải pháp hòa giải “Bắc-Nam” 1963.

 (Còn tiếp).
Đào Văn
Nguồn:

[1]- Web Việt Thục, Minh Võ  Ông  Nhu Bí Mật Gặp Ông Phạm Hùng Ở Rừng Tánh Linh

[2]- Thư viện CIA 11.03.1963, p.10/15: CENTRAL INTELLIGENCE BULLETIN.pdf

[3]-Thư viện CIA 14.9.63: The Possibility of a GVN Deal with North Vietnampdf

[4]-Thư viện CIA 26.9.63:Possible Rapprochement Between North And South Vietnam.pdf

Friday, October 21, 2022

NHỮNG NGƯỜI CHA CAN TRƯỜNG

 NGUYỄN DIỄM NGA



Trong lòng tôi, họ là những người cha can trường.

Có thể lúc ấy, họ vẫn là những chàng trai độc thân mang nợ nước trên vai và nợ tình trong tim, cầm súng lên đường xông pha vào chiến tuyến. 

Có thể lúc ấy, họ đã là những người cha nhưng chưa hề biết mặt đứa con thơ của mình còn đang nằm trong bụng mẹ. 

Họ đã mạnh mẽ gạt tình riêng, từ biệt vợ dại con thơ ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng "Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm" vang vang trong tâm tưởng của những người trai thời chiến.

Đã có lúc tôi từng muốn lịch sử ngủ yên!
Quay ngược dòng ký ức để làm gì khi lúc ấy chúng tôi chỉ là những đứa trẻ? 

Không ai yêu thích chiến tranh, nhưng nếu hiểu rõ về một cuộc chiến, hiểu rõ được sự can trường của những người lính Việt Nam Cộng Hoà, hiểu rõ được "tầm vóc" của họ trong đôi mắt và suy nghĩ từ những ngòi bút chân chính khắp nơi trên thế giới, tôi tin mình sẽ trưởng thành hơn. 

Hôm nay, tôi muốn viết về cảm xúc của mình khi đọc bài viết "Heroic Allies" của tác giả Harry F. Noyes III. Tác giả là một cựu chiến binh Hoa Kỳ từng chiến đấu tại Việt Nam trong quân chủng Không Quân. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên Cứu Á Châu từ trường Ðại Học Hawaii. Bài này (Heroic Allies ) được đăng trong tạp chí Vietnam, số tháng 8, 1993.

“They were small, talked in sing-song squeaks, put a smelly fish sauce on their food, and often held hands with each other. “

Ông Noyes bắt đầu bài viết của mình bằng một câu như vậy: “Họ (người lính VNCH) vóc dáng nhỏ con, nói chuyện líu lo như chim hót, ưa thêm nước mắm vào mọi món ăn, và thường hay nắm tay nhau.”

Chính những điều lạ lẫm , thiếu hiểu biết về xứ sở, về văn hoá của một đất nước, một dân tộc với những con người xa lạ này đã khiến cho đa số những người lính viễn chinh Mỹ khó lòng thông cảm với những người mà họ bất đắc dĩ gọi là "đồng minh", những người lính Việt Nam Cộng Hoà. 

Và rồi từ sự thiếu thông cảm này dẫn đến những kỳ thị, những đánh giá thiếu công bằng cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là hình thức bao biện cho sự bỏ rơi "đồng minh" một cách phũ phàng, nếu không muốn nói là "vô nhân đạo" của Quân Đội Hoa Kỳ.

Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra

Tôi nhớ đến hai câu ca dao trên và bất giác mỉm cười chua chát. 
Ôi, những câu ca dao Việt sao mà đúng từ ngàn xưa cho tới ngàn sau. 

Những điều ông Noyes viết, không phải chúng ta chưa từng nghe, từng đọc trước đây về những tội danh mà truyền thông Mỹ đã "gieo tiếng dữ" cho Quân Đội Miền Nam Việt Nam như "bất tài, phản trắc và hèn nhát...vv...và vv..." Tuy nhiên, ông đã lập luận gãy gọn và đưa ra những bằng chứng hết sức xác đáng "từng quan điểm một" để so sánh và phân tích vị thế và khả năng tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với những đội quân khác trên thế giới bao gồm Quân Lực Hoa Kỳ thời chiến tranh Ðộc Lập của Hoa Kỳ (American War of Independence) với nước Anh Vĩ Đại (The Great Britain) vào cuối thế kỷ 18. 

Theo ông Noyes, trong cuộc Chiến Tranh Cách Mạng (Revolutionary War) ấy, Quân Đội Mỹ đã có nhiều thuận lợi hơn Quân Đội Miền Nam Việt Nam ở những điểm sau:
• Quy mô của cuộc chiến ấy nhỏ hơn và dễ chi phối hơn (khác với Chiến Tranh Việt Nam tuy chịu tiếng là "nồi da xáo thịt" nhưng thực chất chính là một cuộc đối đầu giữa hai khối tư tưởng chính trị gây ảnh hưởng toàn cầu: Chủ Nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Cộng Sản.)
• Quá trình thuộc địa Hoa Kỳ đã giúp hình thành được những chính quyền tự phát địa phương, cho phép đất nước này hun đúc nên những vị lãnh tụ tài ba thật sự (trong khi Miền Nam Việt Nam chỉ là một nền Cộng Hòa đang phát triển, mới vừa thoát khỏi ách thuộc địa Pháp lại phải lao đầu ngay vào một cuộc chiến sinh tử với một đối thủ hùng mạnh được cả một khối Cộng Sản hỗ trợ phía sau)
• Quân Anh không quá ngoan cố như Cộng Sản Bắc Việt.
• Quân đồng minh Pháp thời bấy giờ đã không bỏ rơi nước Mỹ non trẻ như kiểu người Mỹ bỏ rơi Miền Nam Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng với ông Noyes điểm qua một vài trận đánh sau đây để ngậm ngùi chịu tiếng oan "bất tài, phản trắc, và hèn nhát" cùng với những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà: 

Trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968, Cộng Sản Miền Bắc tưởng rằng sẽ đập tan được ý chí chiến đấu của Nam Việt. Tuy nhiên, thay vì bỏ cuộc, Quân Đội Miền Nam Việt Nam đã kháng cự mãnh liệt và hữu hiệu: không một đơn vị nào tan rã hay tháo chạy. Ngay cả cảnh sát cũng chiến đấu, họ đương đầu với quân chính quy đối phương trang bị bằng vũ khí hùng hậu với chỉ bằng những khẩu súng cầm tay. Dựa theo báo cáo, sau trận này, tinh thần chiến đấu của người miền Nam dâng cao, số người xin đăng lính cao đến nỗi chính quyền của quốc gia này phải đình hoãn bớt việc thu nhận thêm tân binh. 

Trong cuộc Tổng Tấn Công năm 72, lực lượng trú phòng của Quân Đội Miền Nam Việt Nam bị vây hãm tại An Lộc đã giữ vững được vị trí của mình trước một lực lượng ghê gớm của quân thù cả về người lẫn hỏa lực kinh hồn của đại pháo và hỏa tiễn. Chúng ta đã đọc rất nhiều, đã nghe rất nhiều những hồi ký về Trận An Lộc từ những nhân chứng sống người Việt. Thiết tưởng nay dưới một góc nhìn khách quan của một nghiên cứu gia người Mỹ đã từng góp mặt trong cuộc chiến, liệu nỗi oan của họ có rửa được chăng? 

Sau trận này, ông Noyes kể đã được tiếp xúc với một cố vấn Mỹ để nghe tường thuật lại mẩu chuyện một tiểu đội lính VNCH trong vùng được lệnh thanh toán ba chiến xa, đã hành động như thế nào. Họ hạ được một chiếc, rồi quyết định tìm cách bắt sống hai chiếc còn lại. "Theo tôi nhớ thì họ chộp được một chiếc còn một chiếc bỏ chạy, thế là mấy người lính chạy bộ rượt theo đến cuối đường."

Ông Noyes cho rằng việc thi hành thượng lệnh của mấy người lính này có thể không đúng tác phong quân kỷ, nhưng lối hành xử cho thấy tinh thần chiến đấu cao của họ và thế chủ động mà mọi binh sĩ VNCH đều có. 

Cho đến năm 1975 khi Quốc Hội Mỹ đã quyết định không ra tay cứu giúp VNCH thêm nữa về cả nhiên liệu lẫn đạn dược, thế mà một đơn vị quân VNCH tầm cỡ một sư đoàn đã cầm chân được bốn sư đoàn BV trong suốt hai tuần giao tranh ác liệt tại Xuân Lộc. Một chọi bốn! Theo ông Noyes, chỉ riêng một trận này thôi sự anh dũng còn nổi bật hơn bất kỳ một chiến công nào có thể tìm thấy trong chiến sử Hoa Kỳ. Nhưng... ngậm ngùi thay, đội quân Miền Nam sau đó đành phải lui binh vì Không Quân của họ không còn bom để yểm trợ

Đến đây, tôi muốn bạn hãy đọc một đoạn bằng nguyên bản tiếng Anh của ông Noyes: 

Remember: the United States had cut aid to South Vietnam drastically in 1974, months before the final enemy offensive. As a result, only a little fuel and ammunition were being sent to South Vietnam. South Vietnamese air and ground vehicles were immobilized by lack of spare parts. Troops went into battle without batteries for their radios, and their medics lacked basic supplies. South Vietnamese rifles and artillery pieces were rationed to three rounds of ammunition per day in the last months of the war. 

The situation was so bad that even the North Vietnamese commander who conquered South Vietnam, General Van Tien Dung, admitted his enemy's mobility and firepower had been cut in half. Aside from the direct physical effect, we must take into account the impact this impoverishment had on South Vietnamese soldiers' morale. 

Bởi vì tôi e sợ bạn sẽ không tin tôi nếu như lược dịch những điều này qua tiếng Việt. 

Tôi đã khóc khi đọc đến đây! 
Tôi đã khóc cho một quân đội bất hạnh khi hình dung ra ông ngoại tôi, bố tôi, các chú bác của tôi, hai cậu tôi cùng biết bao đồng đội của họ đã phải chiến đấu trong một hoàn cảnh tồi tệ như vậy. Bởi vì có hai thứ mà một người lính cần nhất trên mặt trận đó là vũ khí và tinh thần. Tinh thần thì vẫn cao ngất, nhưng vũ khí và sự hỗ trợ từ "đồng minh" thì cạn kiệt. Thương thay!

Hai luận điểm quan trọng nhất mà ông Noyes đã dùng để minh chứng cho ý chí chiến đấu kiên cường của quân nhân Miền Nam và để thấy rõ sự thất bại và đổ lỗi của người Mỹ tại Việt Nam như sau: 

Thứ nhất: Chiến tranh Việt Nam đã khởi sự khoảng bảy năm trước khi lực lượng Hoa Kỳ chính thức đổ bộ đổ và sau đó lại tiếp tục thêm chừng 5 năm sau khi quân Mỹ rút đi. Quân đội Miền Nam Việt Nam đã-vẫn-và luôn luôn kiên cường chiến đấu, không ai khác hơn!

Thứ hai: Quân đội Miền Nam Việt Nam bị thương vong một phần tư triệu binh sĩ trên chiến trường. Theo “tỉ lệ dân số” thì tương đương hai triệu lính Mỹ chết (một con số gấp đôi tổn thất của Mỹ trong tất cả các chiến tranh gộp lại). 

Vì vậy, nếu cho rằng Quân Đội Miền Nam hèn nhát và không chịu chiến đấu thì tại sao họ lại hy sinh nhiều như vậy?

Tuy nhiên còn có một luận điểm nữa trong bài viết mà ông Noyes đã nói đến không chút tránh né khiến cho tôi vô cùng vì nể đó là khi ông phân tích về sự "bất tài và hoảng loạn, về động thái "bỏ chạy" trên chiến trường. 

Ông dẫn chứng bằng những mẩu chuyện sau: 

"Khi một phụ nữ Anh hỏi viên công tước xứ Wellington rằng lính Anh có bao giờ bỏ chạy trên chiến trường không?”
Viên công tước đáp, “Ngoài chiến trường người lính nào cũng có bỏ chạy cả, thưa bà.”

Cuộc Nội Chiến (Civil War) của nước Mỹ cũng đã cho thấy sự can trường lẫn sợ hãi liên tục trồi lên sụt xuống. Những đơn vị của cả hai phe Confederate lẫn Union đều có lúc xông pha rất hăng hái và rồi có lúc phải "bỏ chạy" trước hỏa lực kinh hồn trước khi tập hợp lại tiếp tục chiến đấu. Họ cũng có lúc giao động chạy tán loạn nơi một chiến trường quá đẫm máu.

Hoặc như trong Thế Chiến Thứ Hai, khi cảm tử quân Nhật vừa tấn công vừa hò hét đã khiến cho một đơn vị bộ binh Hoa kỳ hoảng hốt "bỏ chạy", trong khi đơn vị thứ hai trụ lại quyết chiến và sau khi tiêu diệt đội cảm tử quân Nhật gồm 10 tên thì mới biết đa số quân Nhật không có vũ khí.

Ông kết luận rằng, nếu một biến cố đơn thuần không thể đem ra mà gán cho cả quân lực Hoa Kỳ là hèn nhát, thì thỉnh thoảng có sự tan hàng của một vài người lính hay tướng lãnh VNCH cũng không có nghĩa là tất cả chiến binh miền Nam đều hèn nhát. 

Riêng tôi, tôi tự hỏi: tấm gương của Ngũ Hổ Tướng tuẫn tiết trong giờ phút thứ 25 cùng với biết bao Quân Dân Cán Chính Miền Nam Việt Nam kiên cường ở lại cùng quê hương, sẵn sàng đối mặt với sự trả thù hèn hạ của Cộng Sản trong các trại tù từ Nam ra Bắc, những điều này mang ý nghĩa gì đối với truyền thông một chiều của nước Mỹ? 
.....

Văng vẳng đâu đây lời tình ca ai viết sao tôi nghe như một câu hỏi day dứt:

Em ru gì, lời ru cho đá núi 
Đá núi tật nguyền, vết sẹo thời gian...

Biết bao giờ thời gian mới xoá nhoà và xoa dịu vết thương chiến tranh trong lòng họ, những người cha can trường của thế hệ chúng tôi? 
Nguyễn Diễm Nga


Monday, October 17, 2022

NỖI BUỒN MÙA THU

       Phạm Tín An Ninh


           Sắc thu vàng rực qua ảnh động đẹp lung linh - Ngôi sao

Có lẽ những chiếc lá mùa Thu đã nhuộm vàng phần lớn thi ca nhân lọai. Và dường như nếu không có mùa Thu thì những cuộc tình sẽ không còn lãng mạn, thế gian này sẽ không có mặt của thi nhân. Ông Văn Cao đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng "Buồn Tàn Thu" để rồi cuộc đời của người Nghệ sĩ tài hoa này cũng tàn theo Giai Phẩm Mùa Thu (trong Nhân Văn Giai Phẩm). Ông mất đi trong cảnh khôn cùng để lại cho đời một kho tàng âm nhạc quí giá, cùng sự thương tiếc ngậm ngùi và bao điều suy ngẫm. "Cây đại thụ" Phạm Duy phỏng theo một bài thơ Tây, phổ bản "Mùa Thu Chết". Ở Việt nam ta, nếu "Con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô" đã làm nên Lưu Trọng Lư, thì bên Tây "Les Feuilles Mortes" đã khắc sâu tên tuổi Jacques Prévert trong lòng những người mê thơ, yêu nhạc.

Riêng cái thằng vừa nhà quê vừa ít chữ như tôi dĩ nhiên không thể nào làm nổi một câu thơ và cũng chẳng mò ra được một nốt nhạc, vậy mà tâm hồn lại rất dễ bị đắm chìm trong những lời thơ tiếng nhạc - đặc biệt có Mùa Thu trong đó. Nhưng trong tất cả những tác phẩm có bóng dáng Mùa Thu trên thế gian này, cái bài làm tôi xúc động nhất, thuộc lòng từ thời tấm bé, không phải là thơ, là nhạc, của Ta hay Tây, mà lại là một bài văn xuôi rất... học trò của ông Thanh Tịnh.

"Hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được...

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp..."

Không biết ngày ấy ông Thanh Tịnh ở tận nơi đâu, mà sao cái cảnh ngày đầu tiên ông đi học giống tôi như đúc. Tôi cũng được mẹ nắm tay dẫn đi trên con đường làng Phú Hội, cũng vào một buổi sáng có (một chút) sương thu và gió lạnh.

Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm "Công tác xóa nạn mù chữ". Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà Nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm... kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ; nhiều đứa làm quan làm lính Cộng Hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành Giáo sư, Bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, chỉ lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.

Vậy mà cái tình đồng môn của thời thơ ấu đó lại keo sơn gắn bó đến không ngờ. Mấy ông nông dân có con cháu đi lính, được mấy ông bạn nhà binh nhận về đơn vị chở che, xuống Thành phố đi học có mấy ông bạn thầy giáo hướng dẫn lo trường lo lớp, nơi ăn chốn ở; đau bệnh thì có mấy thằng Bác sĩ chăm sóc thuốc men, xin vào nhà thuơng miễn phí. Mấy thằng làm quan lâu lâu về quê chở cả đám nông dân ra Thành phố tập tễnh ăn chơi cho biết cái sự đời. Quân với Dân còn hơn cả cá với nước.

Rồi đùng một cái, tháng 4/75, bão tố bất ngờ ập xuống, kéo theo cơn lốc đổi đời bi thảm : Mấy ông bạn trên núi nghênh ngang về nắm chính quyền, mấy ông nông dân vốn bao năm an nhàn với đồng áng bây giờ lại được mấy ông bạn chính quyền ưu ái lấy hết ruộng đất đưa vào hợp tác xã, giúp những thằng bạn cũ sớm trở thành vô sản, hầu cùng nhau "Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc" lên thế giới đại đồng (!). Mấy ông lính, ông Thầy, ông Bác sĩ tự dưng trở thành "Những con nai vàng ngơ ngác", cuốn gói về quê nương náu để đợi chờ số phận, lại được mấy ông bạn nông dân ngày trước cho gạo cho tiền, chí ít cũng đãi đằng được một chầu thịt gà rượu đế, tiễn đồng môn cũ đi vào "Trường cải tạo". Một ít vào trường sơ cấp, trung cấp trong Nam, số còn lại được ưu ái ra trường cao cấp tận vùng núi rừng Việt Bắc.

Sau sáu, tám, rồi mười năm, thằng nào còn sống mang tấm thân tàn tạ ra tù, kẻ thì vượt biển, người thì đi diện HO, lưu lạc tha phương, bỏ lại sau lưng con đường quê, ngôi trường làng cũ với biết bao kỷ niệm êm đềm. Đất khách gặp nhau, chỉ còn biết vỗ vai an ủi :

Qua cơn mờ mịt binh đao
đứa còn đứa mất ba đào tang thuơng.
Lạc loài trên chính quê hương
thôi thì gió cuốn mười phương cũng đành.

Định cư xong, lo góp tiền gom bạc gởi về cứu đói mấy ông bạn nông dân, bây giờ đã bạc cả mái đầu mà còn trắng cả đôi tay. Còn mấy ông bỏ trường lên núi hồi còn son trẻ bây giờ phục viên về nằm nghỉ mát, mỗi ngày uống trà ngắm mấy cái "Bằng khen", mấy cái huy chương "Dũng sĩ" treo tòn ten trên vách mà ngẫm nghĩ con đường cách mệnh đã bỏ gần cả một đời theo đuổi mà sao cái làng quê của mình vẫn cứ xác xơ và những bạn bè ấu thơ giờ thì đã chết hoặc điêu linh tan tác.

Rồi cũng vào một mùa Thu, từ đất khách tôi về lại quê hương. "Mùa Thu năm ấy tôi ra đi, mùa Thu này nữa tôi... trở về". Khoảng cách giữa hai mùa Thu... vậy mà cũng đã hai mươi năm. Tôi về để tìm lại ngôi mộ của cha tôi được mấy người bạn tù chôn cất sơ sài trên núi bên ngoài trại cải tạo Đá Bàn. Ông đã chết sau hơn một năm bị giam trong trại tù này, cũng vào một ngày cuối Thu ảm đạm. Tôi nhờ người cải táng, đưa ông về nằm bên cạnh mẹ tôi và ông bà nội trong Nghĩa trang gia tộc.

Tôi đi một vòng thăm lại làng xưa. Cái làng Phú Hội của tôi một thời đông vui giàu có như cái tên gọi, bây giờ sao trở nên vắng vẻ điêu tàn. Đám bạn bè cũ bây giờ chẳng còn mấy đứa, thằng chết, kẻ ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Hôm nay, tôi lại đi trên con đường làng cũ, vẫn con đường dài và hẹp mà ngày xưa mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi tới lớp. Hôm nay cũng có nhiều sương Thu và gió lạnh, tôi đi một mình trơ trọi, chỉ còn đâu đây bóng dáng, tiếng nói tiếng cười của đám bè bạn ngày xưa rì rào trong gió. Tôi chợt nhớ tới bài thơ của một ông bạn già thân thiết :

Tôi về đứng trước ngôi trường cũ
nhìn xuống làng xưa chạnh nỗi niềm
nhấp nhô những mái nhà rêu phủ
thương hải tang điền mấy biến thiên
Tôi về xuôi một dòng sông chảy
con nước vô tình lặng lẽ trôi
hiểu nghĩa cuộc đời đành không thể
hai lần tắm ở một dòng thôi
- Tôi về - có phải sông về biển
sao nghe từng con sóng não nề
như thể bây giờ là cổ tích
tôi về - chỉ gặp lại mình... tôi

Bây giờ nhờ tiền tài trợ của mấy ông tư bản, nên ngôi trường vừa được xây cất lại khang trang. Có lẽ học sinh cũng vừa mới tựu trường, nên cờ xí khẩu hiệu còn đỏ cả sân trường. Cái trường mang tên làng Phú Hội ngày xưa bây giờ đã được đổi tên thành "Trường PTCS Lê văn Tám". Nhìn các em bé sắp hàng vào lớp mà lòng tôi cứ bâng khuâng. Không phải vì vừa mới tìm lại được bóng dáng của mình ngày trước, mà vì thấy thương và tội nghiệp cho các cháu học trò. Không biết mỗi ngày phải học thuộc lòng những bài "Thơ trong tù"của bác, thơ "Khóc ông Lê Nin" của nhà thơ lớn Tố Hữu, có bao nhiêu em đã "Từ ấy trong tôi bừng nắng Hạ, mặt trời chân lý chói qua tim" (thơ T.H), và liệu các em có còn nhớ đuợc cái bài văn xuôi "hằng năm cứ vào cuối Thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc..." hồn nhiên và dễ thương của ông Thanh Tịnh mà thế hệ cha ông ai cũng nằm lòng ? Các em có xót xa khi biết trường của các em mang tên "Anh hùng Lê văn Tám" mà các em được dạy như là một tấm gương, lại là một người không hề có thật, mà chỉ là nhân vật trong phim truyện của đạo diễn Phan Vũ (xem Báo Thế Giới - Hà Nội số 39 (154) ngày 27.09.04 trang 22-23, Website Talawas ngày 11.10.04 / Quang Hùng, đài BBC chương trình ngày 15.10.04)

Rồi mới đây bà Hiệu trưởng Trần Thanh Vân đầy quyền uy (Dưới những ô dù) kéo theo một nhóm thầy cô vây cánh của trường chuyên Lê Quí Đôn nào đó ở "Thành phố mang tên bác" thản nhiên lấy tiền đô la, làm hồ sơ ma nhận cả một đám học trò dốt nát, con cháu của những đại gia và các ngài quan lớn (Trong đó có con trai của đồng chí chánh Thanh tra sở Giáo dục Thành phố) vào ngôi trường chuyên một thời có tiếng.
Tội nghiệp, chẳng lẽ mới lớn lên, các em đã phải học những điều gian dối, và tương lai các em sẽ ra sao với một nền giáo dục và văn hóa "phong bì"?

Cũng may mà các em còn bé và ở tận một vùng quê, nên không biết nhiều về đạo đức của các nhà "Mô phạm", những "Nhất tự vi sư bán tự vi sư" một thời được dân chúng trải chiếu hoa mời ngồi dưới mái đình làng.

Ngoài Hà Nội, có lẽ vì Thành phố Thủ đô trữ tình với mùa Thu và hương hoa sửa, nên ông thầy già trưởng khoa Đỗ Tư Đông "khả kính" ở trường Cao đẳng Truyền Thanh Truyền Hình nhà nước "Lấy điểm gạ tình" một số nữ sinh viên. Thầy chỉ cho điểm cao khi nào trò hoàn thành nhiệm vụ "trả bài" cho thầy trong khách sạn !

Dưới cái tỉnh Bình Phước mới toanh, nên thầy Lê Hoàng Sang, hiệu trưởng trường Lê văn Tám (lại Lê Văn Tám !) cũng vừa làm một điều vô cùng tân tiến : bắt các cô giáo chưa chồng phải uống rượu cùng các quan lớn địa phương, bất kể trưa chiều hay trước giờ lên lớp. Nếu lỡ gọi các quan già bằng "chú" mà không phải bằng "anh" thì bị thầy Hiệu trưởng nạt nộ đòi kỷ luật.

Mới đây trên đài BBC, ông Tạ Phong Tần, cán bộ sở Thuơng Mại Du Lịch Bạc Liêu, sau một khóa được đào tạo tại chức, đã công khai tuyên bố : "Không ít Tiến sĩ, Thạc sĩ là những người biết diễn đạt những điều đơn giản trở thành khó hiểu hoặc không ai hiểu nỗi." (nguyên văn)

Cầu mong cho các em học trò nhỏ ở quê tôi không nghe được mấy cái tin "vui" này đăng đầy trên báo mỗi ngày, để còn thấy mùa Thu trên quê nghèo vn còn một chút thơ mộng dễ thương.

Trước khi rời khỏi quê hương, tôi ghé lên Thành phố thăm thằng bạn học cũ, trước tháng 4/75 là một Giáo sư Toán-lý-hóa nổi tiếng của một trường Trung học lớn. Bây giờ ngồi bán thuốc lá ở vỉa hè. Con cái nó cũng đã nghỉ học từ lâu để lăn vào cuộc sống, nên mấy cái bằng Cử nhân toán từ cái thời 63-64 chỉ còn cùng để... gói thuốc lá. Bỗng dưng tôi nhớ tới bài thơ của một ông nhà thơ nào đó trong nước mà lòng thấy ngậm ngùi.

"Thầy có nhớ con không...?"
Tôi giật mình nhận ra người đàn ông áo quần nhếch nhác người đàn ông gầy gò ngồi sau tủ thuốc ven đường.
"Thầy còn nhớ con không...?"
Câu lặp lại rụt rè rơi vào im lặng
hoa phượng tháng Năm rơi đầy vỉa hè
rụng xuống trên vai người thầy học cũ
"không... xin lỗi.. ông lầm...
Tôi chưa từng dạy học
Xin thối lại ông tiền thuốc... cám ơn !"
Cuộc sống cho ta nhiều quên, nhớ, vui, buồn
Thầy học cũ mười năm không lầm được
Thầy học cũ ngồi kia giấu mình sau tủ thuốc
giấu mình sau hoa phượng rụng buồn tênh.
Con biết nói gì hơn, đứa học trò tôn sư
người Thầy cũ lại chối từ kỷ niệm,
chối từ những bài giảng dạy con người đứng thẳng,
biết yêu anh em - đất nước - xóm giềng.
Đứa học trò vào đời với trăm nghìn giông bão,
Bài học ngày xưa vẫn nhớ mãi không quên.
Bên hè phố im lìm,
vành nón sụp che mắt nhìn mỏi mệt.
Câu phủ nhận phải vì câu áo rách
trước đứa học trò quần áo bảnh bao ?
Tôi ngẩn ngơ đi giữa phố xá ồn ào,
những đứa trẻ con tan trường đuổi nhau trên phố.
Mười năm nữa đứa nào trong số đó,
sẽ gặp thầy mình như tôi gặp hôm nay ?

Ngày rời khỏi quê hương, ngồi trên máy bay nhìn xuống, mùa Thu Sài gòn không có lá vàng rơi, cũng không có con nai vàng nào ngơ ngác, mà sao tôi thấy như vàng cả không gian, ảm đạm cả đất trời. Tôi bỗng ngộ ra một điều ngộ nghĩnh : Đâu phải chỉ có mấy ông nhà Thơ, mấy ông Nhạc sĩ mới nhuộm buồn được mùa Thu, mà có những "đỉnh cao" đang ngự trị trên Quê hương tôi, dù chẳng có một chút xíu tâm hồn nào, có khi không có cả quả tim, cũng có thể làm cho mùa Thu quê tôi... buồn chết được ./.
phạmtínanninh

 THÔNG BÁO V/v TỔ CHỨC BẦU CỬ TÂN BAN CHẤP HÀNH & TÂN BAN GIÁM SÁT KHU HỘI CỰU TNCT/VN NAM CALIFORNIA NHIỆM KỲ 2025 - 2028 -Tham chiếu Đ...