Friday, December 20, 2024
Thursday, November 28, 2024
Monday, November 25, 2024
PHÂN ƯU
Khu Hội Cựu TNCT/VN Nam California nhận được tin buồn:
Hiền Thê Chiến Hữu Lê Địch Hữu
Ủy Viên Giám Sát KH/CTNCT/VN/NCL
Nhủ danh: Bà TRẦN THỊ THẠNH
Pháp danh: Tâm Thanh
Đã từ trần ngày 16 tháng 11 năm 2024
(Nhằm ngày 16 tháng 10 năm Giáp Thìn)
Ban Cố Vấn, Ban Giám Sát, Ban Chấp Hành & Toàn thể Hội Viên Khu Hội Cựu TNCT/ NAC
Hội Trưởng Khu Hội
Friday, November 8, 2024
Thursday, September 26, 2024
BÒ ĐỎ CHỬI "THÁNH ĐU CÀNG" VIỆT NAM MÀ KHÔNG BIẾT
*Chuyện Vỉa Hè
*Đặng Đình Mạnh
“Đu càng”, “Cali”, “Nail tộc”… là các từ ngữ miệt thị mà nhóm dư luận viên, cờ đỏ rất ưa dùng cho những người bất đồng chính kiến có ý kiến đi ngược với quan điểm, lợi ích của chế độ. Hoặc những người có tư tưởng cởi mở, khoáng đạt, có quan điểm gần gũi với văn minh, học thuật phương tây.
Với những người viết phản biện như tôi sẽ được họ hào phóng “tặng” cho những từ ngữ này suốt. Khiến tôi nghĩ, sẽ không phải nếu không có sự đáp lễ. Và đây là món quà tôi tặng cho họ, nhóm dư luận viên, cờ đỏ.
“Đu càng”, nếu không sử dụng như một động từ, mà như một tính từ để chê bai, mắng mỏ một người chống Cộng, thì tôi chắc chắn rằng tính từ của từ ngữ này chỉ xuất hiện từ sau ngày 30/04/1975. Nguồn gốc không khó xác định. Cứ mỗi dịp kỷ niệm ngày này mỗi năm, lại dễ bắt gặp hình ảnh được phát lại về người di tản đu bám càng chiếc trực thăng quân đội tòn ten trên không trung, bất chấp nguy hiểm chỉ để “chạy loạn” Cộng Sản khi ấy đang xâm nhập nhuộm đỏ miền nam.
Từ một động từ phát sinh như vậy, nhóm dư luận viên, cờ đỏ đã đi xa hơn khi sử dụng như một tính từ để miệt thị đồng bào mình với hàm ý rằng họ mất gốc về tư tưởng, có ý vọng ngoại, đu càng, ảnh hưởng từ phương tây.
Vậy, những điều đó thì có hại gì chăng?
Thật ra, trước thời điểm 1945, nhiều nhà ái quốc đã nỗ lực du nhập các tư tưởng tiến bộ của phương tây vào Việt Nam với mục đích canh tân xứ sở. Những người khai phá ban đầu phải kể đến những bậc sĩ phu từ suốt thế kỷ 18, như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch … nhưng tiếc rằng khi ấy triều Nguyễn vẫn duy trì chính sách bế quan tỏa cảng, đóng chặt cánh cửa giao thương với bên ngoài, cho nên, hết thảy những lời kêu gọi canh tân đều bị bỏ ngoài tai.
Các thế hệ sau đó cho đến trước thời điểm năm 1945, đã nỗ lực thực hiện điều đó bằng nhiều phương cách khác nhau trong các giai đoạn lịch sử. Như dịch sách, viết sách truyền bá, thuyết giảng, giáo dục và cả việc đưa người đi du học ở nước ngoài… Phong trào Duy Tân là kết quả của những nỗ lực ấy.
Du nhập những giá trị tư tưởng từ tây phương thì nhiều bậc sĩ phu đã từng thực hiện, nhưng xét về phương diện pháp lý, thì người chính thức du nhập và hợp pháp hóa được các tư tưởng của phương tây vào Việt Nam lại chính là lãnh tụ Cộng sản, ông Hồ Chí Minh.
Từ Tháng Bảy 1920, khi ấy ông Hồ đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin đăng trên Báo L’Humanité (Báo Nhân đạo). Từ đó, ông bắt đầu tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê Nin và cho rằng đã giải đáp tất cả những điều mà ông ấy đang băn khoăn. Dẫn lời của ông: “Tôi vui mừng đến phát khóc lên [*]. Rồi 5 tháng sau, Tháng Mười Hai 1920, Nguyễn Ái Quốc (tên Hồ Chí Minh khi đó) bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng Sản đệ III và chính thức gia nhập tổ chức này.
Biết tư tưởng Mác – Lê Nin và trở thành thành viên tích cực của Cộng sản từ năm 1920. Thế nhưng, tư tưởng phương tây mà ông Hồ Chí Minh chính thức du nhập và hợp pháp hóa vào Việt Nam vào năm 1945 lại không phải là tư tưởng Mác – Lê Nin mà lại là tư tưởng của những bậc quốc phụ Hoa Kỳ.
Thật vậy, bản Tuyên ngôn Độc lập đọc vào ngày mùng 2 Tháng Chín 1945 tại Ba Đình, khai sinh chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam, trong đó, ông Hồ Chí Minh được cho là người đã chấp bút bản tuyên ngôn, đã trích dẫn lại những nguyên tắc căn bản về nhân quyền từ bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ năm 1789. Cũng trong bản tuyên ngôn này, chúng ta không hề thấy dấu vết nào của tư tưởng Mác – Lê Nin!
Đến một năm sau đó, năm 1946, sau khi gạt bỏ tất cả các đảng phái quốc gia ra khỏi chính phủ liên hiệp và bắt đầu giữ độc quyền chính trị trong chính quyền, thì ông Hồ Chí Minh bắt đầu công khai cho thực thi các chủ trương, chính sách của Cộng sản. Dĩ nhiên, các chính sách này đều du nhập từ phương tây, cụ thể, từ Quốc tế Cộng sản đệ III do Liên Xô chỉ đạo.
Năm 1953, du nhập từ Trung Cộng, ông Hồ Chí Minh cho phát động công cuộc cải cách ruột đất “long trời, lở đất”, kéo dài đến tận năm 1956. Hậu quả gây ra làm ảnh hưởng đến hơn 7.7 triệu người dân và hàng trăm nghìn gia đình phải chịu hệ lụy. Hơn 50 nghìn người dân bị quy là địa chủ phải chịu xử tử. Gồm cả bà Nguyễn Thị Năm (chủ hiệu Cát Hanh Long), người đã hiến gần nghìn lượng vàng cho Cộng Sản, từng nuôi giấu Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị… Chưa hết, bản thân bà và gia đình cũng theo Cộng sản, nhưng cũng bị quy địa chủ và chịu xử tử. Đích thân ông Hồ Chí Minh cải trang dân thường đi dự xét xử.
Cho thấy, tuy không phải là những người khởi xướng du nhập tư tưởng phương Tây, hoặc từ Trung Cộng, nhưng khách quan, ông Hồ Chí Minh vẫn phải được công nhận là người có công đầu tiên trong nỗ lực thể chế hóa các tư tưởng tiến bộ của phương tây làm nguyên tắc hoạt động bộ máy công quyền của nền cộng hòa xứ sở này vào thời điểm sơ khai.
Chỉ tiếc rằng, ông Hồ Chí Minh du nhập và thực thi các tư tưởng tiến bộ ấy không thực tâm, mà chỉ lợi dụng để làm bước đệm dân chủ giả danh qua chiêu bài thành lập chính phủ liên hiệp để giành lấy chính quyền mà thôi. Sau khi đã giành được chính quyền, thì ông ấy đã không ngần ngại, gạt bỏ tất cả các đảng phái quốc gia ra khỏi chính quyền và áp dụng tư tưởng Mác – Lê Nin vào quản lý, điều hành chính quyền.
![]() |
Các cô gái được điều động tới nhảy múa trước tượng đài Lenin ở Hà Nội ngày 25 Tháng Mười 2017. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images) |
Cho nên, nếu nói về đu càng theo nghĩa du nhập, ảnh hưởng văn minh phương tây như nhóm dư luận viên, cờ đỏ, thì người phải nói đầu tiên là ông Hồ Chí Minh, vốn đã là ông “Thánh đu càng” thành công nhất.
Vì thế, khi nói “đu càng” để mắng mỏ người khác, các bạn dư luận viên và cờ đỏ đã quên rờ vào gáy mình để biết rằng đang mắng mỏ chính ông Hồ Chí Minh. Giờ thì các bạn cờ đỏ liều liệu cái miệng được chưa? Hay vẫn muốn mắng mỏ ông “Thánh đu càng” ấy thì tùy.
Tôi ít có dịp viết bài tặng ai, nhưng bài này tôi đề tặng nhóm dư luận viên và cờ đỏ, các con cưng của chế độ Cộng sản.
DC, ngày 03/08/2024
Đặng Đình Mạnh
[*] Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia-Sự thật, H, 2011, t.12, tr.562.
Nguồn : https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/bo-do-chui-thanh-du-cang-viet-nam-ma-khong-biet/
Monday, September 16, 2024
HỒ CHÍ MINH CHUẨN BỊ CHO CUỘC CƯỚP CHÍNH QUYỀN VÀO THÁNG 8 NĂM 1945 VÀ 02 THÁNG 09 NĂM 1945
Khi phe đồng minh trên đà thắng khối Fascist trong đó gồm có Nhật tại Đông Dương thì phe cộng sản đã có chương trình cho tình hình biến chuyển được coi là rối ben. Hồ Chí Minh(HCM) đã dọn đường nhiều tháng trước khi có biến cố vào tháng 8/1945.
Tháng 7/1945 “Deer” team OSS của tình báo Hoa Kỳ nhảy vào miền Bắc Việt Nam. Hai bên OSS và HCM đã gặp nhau. Lúc này HCM đang bị bệnh kiết lỵ và đường ruột bị nhiễm trùng rất nặng. Nhân viên y tế của OSS đã chuẩn bệnh và đoán Hồ khó qua khỏi, nhưng ông ta được tận tình giúp và thoát chết.
Could the war in Vietnam been avoided? Cuộc chiến tranh Việt Nam có thể không xảy ra? Đây là câu hỏi của một số bài viết, trong đó đưa ra những trường hợp, sự kiện (facts):
- Pháp đã trao độc lập cho Việt Nam vào 3/1945 và vua Bảo Đại đã tuyên bố Việt Nam độc lập. Hòa ước 1884 đã bị xé bỏ. Ngay cả HCM vào 7/1945 cũng đã ký một văn kiện với Mỹ là hợp tác với chính phủ Trần Trọng Kim.
- Nếu người Mỹ (bộ phận y tế thuộc OSS) không cho thuốc HCM uống để trị bệnh kiết lỵ thì Hồ chắc chắn không sống sót. HCM chết lúc này thì khó ai thay thế để tiếp tục có những thủ đoạn gian manh như Hồ.
- Khi đã biết âm mưu của HCM là thừa lệnh quốc tế cộng sản nhuộm đỏ cả
Đông Dương (sau khi Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 đã bị vô hiệu hóa) thì
chính phủ Pháp đã tuyên chiến với Hồ vào 9/1946. Tuy nhiên, trước khi
thật sự có chiến tranh chính phủ Pháp đã cho tướng Jean Fonde nói chuyện
với tướng cộng sản Võ Nguyên Giáp, mục đích là khuyên Giáp và HCM nên
suy nghĩ lại vì chiến tranh sẽ gây nhiều hệ lụy thảm khốc. Giáp trả lời
ngay rằng giết cả triệu dân Việt cũng không quan trọng vì tất cả phục
vụ cho mục tiêu chính trị.
https://www.youtube.com/watch?v=w5EAJmxBK0w - Dĩ nhiên còn những sự kiện nữa để chứng minh rằng không cần cộng sản Việt Nam vẫn có độc lập. Cộng sản chỉ mang đến tai họa mà thôi.
HCM biết rằng Hoa Kỳ đã cho phép Pháp tái chiếm Đông Dương để diệt trừ cộng sản qua hội nghị Potsdam vào 7/1945. Lúc này khoảng ngày 15/8/1945 theo lời kể của tác giả Patti:
Tại Hà Nội, Hồ và Archimedes Patti, trưởng cơ quan tình báo OSS của Hoa Kỳ, có buổi nói chuyện. HCM quyết làm ra chiến tranh nếu Pháp tái chiếm, dù có tiêu diệt hết sự sống của mỗi đàn ông, đàn bà, và trẻ em. Chính sách “tiêu thổ tới cùng” (scorched earth to the end) của HCM mà qua lần đối thoại này đã làm cho ông Patti không bao giờ quên những lời nói quá ác độc đó.
This statement from a man who was a master of understated diplomacy was, I knew, not an idle threat and I still remember it vividly (Why Viet Nam, page 4) – Lời nói này từ miệng của một người mà người này là tổ sư của lối ngoại giao gian manh, tôi đã biết, đó không là một đe dọa vu vơ và tôi vẫn còn nhớ nó một cách rõ ràng.
Trở về những tháng đầu của 1945. Khi biết phe đồng minh đang thắng thế ở Âu Châu thì tại Á Châu Nhật đang lo sợ sự đổ bộ của đồng minh trên vùng miền mà Nhật đang chiếm đóng. Như trên, Nhật đảo chánh Pháp ngày 9/3/1945. Vua Bảo Đại tuyên bố độc lập ngày 11/3/1945 và xé Hòa Ước 1884 với Pháp. Cụ Trần Trọng Kim được mời từ Thái Lan về thành lập chính phủ ngày 17/4/1945.
Chính phủ Trần Trọng Kim gồm những nhân tài lãnh đạo và được dân chúng ủng hộ. Chính phủ đã sửa đổi hành chánh để hợp nhất hai chính quyền bảo hộ và Nam triều, thay thế công chức Pháp bằng công chức Việt, dự định thống nhất pháp luật ba kỳ để tránh lạm quyền, tổ chức những đoàn thanh niên tiền phong, chiến dịch chống nạn đói. Có những lần gạo được mang từ Nam ra Bắc đã bị Việt Minh chặn lại cướp lấy.
Một số cơ sở chính phủ vẫn còn người Nhật điều hành. Buổi xuống đường ngày 17/8/1945 tại Nhà Hát ở Hà Nội là để nói lên tinh thần độc lập và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Trong lúc các diễn giả đang hô hào dân chúng thì Việt Minh vào hạ cờ vàng ba sọc đỏ của chính phủ. Hai ngày sau, tức 19/8/1945, Việt Minh tổ chức một cuộc xuống đường quy mô hơn cũng tại Nhà Hát Lớn, và sau đó chiếm cứ các công sở.
Để được “công nhận” cái “chính phủ” HCM sắp ra mắt vào ngày 2/9/1945, Hồ đã thực hiện một số màn ngoạn mục nhắm vào những người Mỹ.
Ngày 25/8/1945, trên các đài phát thanh đã kêu gọi dân xuống đường ngày 26/8/1945 để nghênh đón “phái bộ đồng minh”. Trên tờ Cứu Quốc ra ngày 29/8/1945 cũng có đăng về tin này, và họ còn dùng chữ “vĩ nhân“ để nói về người Mỹ. Sau đó chỉ huy trưởng cơ quan tình báo OSS, ông Archimedes Patti, đã đính chánh rằng Hoa Kỳ không phải đồng minh với Việt Minh, xin đừng lạm dụng. Còn ai ngoài Hoa Kỳ để Hồ dựa vào? Một quốc gia hùng mạnh thắng thế chiến thứ hai và đang đương đầu với làn sóng đỏ.
Người dân ồ ạt ra đường, một phần cũng vì hâm mộ người Mỹ, nhưng không thấy Mỹ nào hiện diện. Thế nên cả đám Việt Minh nằm trong ban tổ chức kéo nhau đến tận nhà riêng của ông Patti. Họ kéo cờ, ca quốc ca Hoa Kỳ, nên bắt buộc ông Patti phải thay quần áo ra ngoài làm lễ.
Chưa hết. Bốn ngày sau, tức 30/8/1945, phe Hồ lại hô hào dân chúng xuống đường nữa để chống Pháp, để chứng tổ cho Hoa Kỳ thấy rằng dân không ưa Pháp. HCM thừa biết qua hội nghị Potsdam vào tháng trước, tức tháng 7/1945, Hoa Kỳ đã ngấm ngầm cho Pháp trở lại tái chiếm, dù vào tháng 3/1945, pháp đã tuyên bố ra đi trao độc lập cho vua Bảo Đại. Tái chiếm để dẹp làn sóng đỏ của Hồ mà de Gaulle đã nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ.
HCM rất muốn những đại diện của OSS tham dự ngày 2/9, nhưng ông ta hoàn toàn thất bại. Có lẽ Hồ nghĩ rằng ông đã qua mắt được những người Mỹ khi nói với họ rằng mình không phải cộng sản. HCM đã lầm vì ngay lúc OSS mướn Hồ làm lon ton để đương đầu với Nhật, người Mỹ đã biết Hồ là ai. Họ dùng người cộng sản này trong giai đoạn mà thôi.
Trong đám đông ngày 2/9/1945, giữa mùa thu nóng nực của Hà Nội, có vài người Mỹ thuộc OSS đến để quan sát. Đại Úy Ray Grelecki kể lại trong phim thời sự “Uncle Ho Uncle Sam” rằng những máy quay hình cứ để thẳng vào các người Mỹ, và họ đi qua đi lại nhiều lần. HCM rất cần Mỹ trong các phim để tuyên truyền rằng Hoa Kỳ ủng hộ chính phủ của ông ta. Có phải Hồ khi biết chỉ có vài người Mỹ tham dự để quan sát nên đăm ra lúng túng. Câu nói thừa thải “đồng bào có nghe rõ không?” để chấn chỉnh sự bối rối.
Thủ đoạn dùng ngay những câu trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ để đọc trong ngày gọi là “tuyên ngôn độc lập” của HCM thật là hạ sách mà sau này nhiều sử gia của Hoa Kỳ đem ra châm biếm. Một con người không có tư tưởng (pragmatic)! Lối nịnh hót, ve vuốt này của HCM cũng đã làm cho Stalin bực mình đến phải đặt cho Hồ một tên là người cộng sản ngu xuẫn kém văn hóa (troglodyte)!
Chính tác giả Archimedes Patti trong cuốn Why Viet Nam cũng cho rằng HCM thật là ngu ngơ khi đạo văn mà còn yêu cầu Patti xem qua. Hơn hết, tác giả đã thẳng thắn ghi ngay vào Chương 1 (Chapter 1) với kết luận là HCM là sư tổ của lối ngoại giao gian hùng, lưu manh.
Tóm lại, mẹ Việt Nam đã cho ra lầm một đứa con phản bội tổ quốc. Di lụy của HCM là đàn em cộng sản và con cháu họ đã theo gương bán nước của Hồ bất kể phản ứng của toàn dân, ngay cả còn sát hại, bỏ tù những tấm lòng yêu nước.
Xin đáp lại lời thơ của Tố Hữu:
Hồ trở về đây tổ quốc ơi
Mang theo chủ nghĩa sát hại người
Ba mươi năm ấy Minh học tập
Dân tộc là mồi cho Đảng xơi!
Bút Sử
20/8/2018
Nguồn: Why Viet Nam?, Archimedes Patti, 1980; phim Uncle Ho Uncle Sam Documentary; Sử Địa 12ab, Ban Giáo Sư Sử Địa, 1973, nhà xuất bản Trường Thi, Saigon
Saturday, September 7, 2024
PHÂN ƯU
Khu Hội Cựu TNCT/VN/ Nam California nhận được tin buồn:
Hưởng thọ 83 tuổi
Ban Cố Vấn, Ban Giám Sát, Ban Chấp Hành & Toàn thể Hội Viên Khu Hội Cựu TNCT/NCA
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Little Saigon, ngày 07 tháng 9 năm 2024
Hội Trưởng Khu Hội
THÔNG BÁO V/v TỔ CHỨC BẦU CỬ TÂN BAN CHẤP HÀNH & TÂN BAN GIÁM SÁT KHU HỘI CỰU TNCT/VN NAM CALIFORNIA NHIỆM KỲ 2025 - 2028 -Tham chiếu Đ...

-
50 năm, một khoảng thời gian tuy ngắn cho lịch sử của một dân tộc, nhưng lại dài cho một đời người. 50 năm trước, toàn lãnh thổ Việt Nam rơ...